7 module không thể bỏ qua khi quản lý doanh nghiệp bằng Odoo ERP

featured-image

Vì sao các doanh nghiệp cần lựa chọn các module khi cài đặt Odoo ERP? 

Hiện nay Odoo ERP là một trong những phần mềm ERP hiệu quả nhất và có động đảo cộng đồng người dùng trên khắp thế giới. Odoo sở hữu đa dạng các module với những chức năng chuyên dụng khác nhau, vì vậy việc tìm hiểu để lựa chọn các module phù hợp và cần thiết cho doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng. 

Vậy đâu là những module cần thiết khi sử dụng Odoo ERP? 

1 - CRM (Quản trị quan hệ khách hàng) 

Giúp nhân viên kinh doanh dễ dàng quản lý các tiềm năng (lead), cơ hội kinh doanh (opportunity), các cuộc gọi với khách hàng (call phone) một cách thông minh và hiệu quả. 

2 - Sales (Quản lý bán hàng) 

Giúp nhân viên kinh doanh dễ dàng quản lý các công việc bán hàng từ các bước tạo đơn hàng cho tới việc xuất hóa đơn và xem báo cáo đơn hàng. Bên cạnh đó còn có thể theo dõi trạng thái đơn hàng như đang được đóng gói hoặc đang được giao hàng. Từ đó, nhân viên có thể dễ dàng quản lý và kiểm soát đơn hàng sau một vài cú click chuột. 

3 - Accounting (Kế toán)  

Giúp cho nhân việc kế toán quản lý công việc một cách đơn giản hơn nhờ vào việc hỗ trợ các nghiệp vụ cơ bản như: kết nối với ngân hàng nhanh gọn, tạo và gửi hóa đơn dễ dàng cho khách hàng, có báo cáo về kế toán quản trị, tích hợp với các bên mua & bán hàng,… 

4 - Employees (Quản lý  nguồn nhân lực) 

Quản lý Nhân lực cho phép doanh nghiệp quản lý các khía cạnh quan trọng của nhân viên và các thông tin chi tiết như kỹ năng, thông tin liên lạc, thời gian làm việc, mã số bảo hiểm, v.v… đồng thời cung cấp một danh sách nhân viên (có khả năng phân loại, gắn thẻ, v.v.) để hỗ trợ việc quản lý nhân sự. 

5 - Project (Quản lý dự án) 

Giúp theo dõi dự án dưới nhiều góc độ và mức độ (các nhiệm vụ – task, các công việc đã hoàn thành hoặc mới phát sinh,…). 

6 - Document (Quản lý tài liệu) 

Quản lý tài liệu cho phép doanh nghiệp lưu trữ lâu dài & tìm kiếm tài liệu dễ dàng. Đồng thời nhờ việc phân quyền xem tài liệu đối với các cá nhân & phòng ban, doanh nghiệp có thể tránh việc chia sẻ tài liệu đến nơi không cần thiết hoặc lộ thông tin tài liệu. 

7 - Inventory (Quản lý kho hàng) 

Quản lý kho hàng dựa trên cấu trúc vị trí thứ bậc, từ kho hàng đến các tầng lưu trữ. Hệ thống ghi sổ kép cung cấp thông tin quản lý tồn kho đối với hàng hóa mua vào (từ nhà cung cấp), hàng bán ra (giao cho người mua) cũng như các sản phẩm từ khâu sản xuất. 

Kết luận 

Tùy theo mô hình kinh doanh & nhu cầu chuyên ngành, các doanh nghiệp có thể lựa chọn những module hiệu quả nhất. 7 module nêu trên đều là những công cụ cần thiết để hỗ trợ quy trình làm việc nhanh chóng cũng như là tiền đề cho các bước chuyển đổi công nghệ số sau này. 

Liên hệ với chúng tôi để nhận được những tư vấn về hệ thống module hợp lý nhất cho doanh nghiệp của bạn! 

How can we help you? Contacts Us